Đào tạo là chiến lược thông minh để doanh nghiệp phát triển bền vững. Ở chừng mực nào đó, có thể nói, “nhìn vào nền giáo dục của một quốc gia, ta biết được quốc gia đó đứng ở đâu, và nhìn vào sách lược đào tạo của doanh nghiệp, có thể biết được doanh nghiệp đó phát triển bền vững như thế nào”?
Tại sao đào tạo là chiến lược sống còn của doanh nghiệp ?
 Ai cũng biết rằng một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hay trì trệ là do yếu tố con người trong doanh nghiệp đó quyết định.
 Rõ ràng là qua quá trình đào tạo, con người sẽ đạt được những kiến thức/ kỹ năng, phẩm chất hay trình độ, để đáp ứng các yêu cầu nào đó mà chúng ta mong muốn. Ngoài ra, đào tạo còn là quá trình phát hiện các phẩm chất, năng lực của con người, từ đó mới có chiến lược bồi dưỡng và phát huy tác dụng tố chất đó.
 Hơn nữa, quá trình đào tạo của nhà trường, nói chung chỉ mới cung cấp những kiến thức cơ bản/ nền tảng. Nói cách khác, có một khoảng cách khá xa giữa đào tạo của nhà trường với thực tiễn. Vậy doanh nghiệp cần phải xây dựng một chương trình đạo tạo, để ít nhất sang bằng khoảng cách này. Nói tắt hơn là đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua các dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp.
 Đồng thời, nhu cầu xã hội phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược đào tạo phù hợp để đáp ứng và/ hoặc đón đầu nhu cầu thị trường. Đó chính là tầm nhìn của người Lãnh đạo vậy. Chẳng hạn, một số nhân sự cao cấp của APAVE đang được đào tạo để đón đầu các dịch vụ mới như tham gia vào các Nhà máy điện hạt nhân sẽ xây dựng tại Việt nam và khu vực trong những năm sắp tới, hoặc công ty đang đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên là để phát triển ra khu vực và quốc tế.
Chúng ta có dám nghĩ đến lúc nào đó “khi nói đến APAVE, nghĩ đến tư duy hơn là tên gọi của một Công ty”, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sách lược đào tạo của công ty vậy.
 Và đó chính là tư tưởng của T.S Nguyễn Công Phú “Vấn đề đào tạo, tái đào tạo, đào tạo liên tục là một quyết sách vừa là công cụ vừa là mục tiêu chiến lược, sách lược phát triển của doanh nghiệp Việt Nam” hay “ĐÀO TẠO LÀ CHIẾN LƯỢC THÔNG MINH ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 Và đào tạo như thế nào gọi là khôn ngoan?

 “Người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức”.
.
 Việc đào tạo hiện nay là tốn khá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc, nhưng chưa đem đến một giá trị gia tăng thật sự cho doanh nghiệp. Nói cách khác, chúng ta vẫn chưa giải quyết vấn đề cốt lõi của đào tạo - đào tạo để phát triển con người (về nhân cách, nhận thức, kiến thức, kỹ năng, v.v).
 Vì đào tạo là một phạm trù khá rộng, người viết không có tham vọng đưa ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp/ công ty, mà chỉ đưa ra một số chủ kiến về đào tạo gọi là khôn ngoan hiện nay.
 1. Phải đào tạo con người, không phải đào tạo bằng cấp/ chứng chỉ.
 2. Phải nhận diện đối tượng được đào tạo.
 3. Xác định rõ mục tiêu đào tạo (để đáp ứng và/or đón đầu nhu cầu xã hội thông qua mục tiêu của doanh nghiệp)
 4. Xây dựng phương pháp đào tạo, chiến lược đào tạo (ngắn, trung và dài hạn)
 Từ những điểm nhấn ở trên, chúng ta có thể nhận diện được tầm quan trọng của việc đào tạo, và phải đào tạo như thế nào? Tức là giải quyết vấn đề cốt lõi của đào tạo – đó là góp phần phát triển xã hội thông qua các sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao của doanh nghiệp. Khi đó người đào tạo và người được đào tạo thấy hết được vai trò và trách nhiệm của mình – Đó chính là triết lý của nền quản trị mới “Trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức”.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Mẫu template tin tức © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top